2007/12/03

Bai Tho Ngay Man Khoa



NGÀY MÃN KHÓA

Huy Văn



Ta hào sảng thảy đời lên chiếu bạc
Chọn phong sương và tìm thú tang bồng
Cọp chưa “ liếm “ đã vung tay tự giác
K‎y’ tên vào danh sách “ Lính Đồ Bông “.

Chào mưa nắng quân trường hơn 9 tháng
Những vui buồn chẳng khác một cơn mơ
Mới hôm nào còn dáo dát, ngu ngơ
Nay “ sắp sẵn “ cho trò chơi lửa đạn .

Chào buổi sáng bánh mì đường, chà láng
Chào trưa, chiều cá mối với cải canh
Cơm Nhà Bàn thường nhai vội, nuốt nhanh
Để có chút thời gian ngồi thơ thẩn .

Chào Sân Bắn, Rù Rì, Khu Tiếp Nhận
Chào Bãi Tiên biển, sóng, gió mời trăng
Vũ Đình Trường, đêm thắp lửa truyền âm
Bài Truy Điệu gọi anh linh Tử Sĩ .

Hòn Khô với tượng đồng thao diễn nghỉ
Là hùng ca bồi đắp một niềm tin
Thanh kiếm bạc và mặt trời chiếu rạng (*)
Là lửa thiêng soi từng bước đăng trình .

Chào Đồng Đế! Ngày mai ta nhập cuộc
Làm chim non rời tổ vuợt phong ba
Chào phố Lính cuối tuần chân rảo bước
Chào Nha Trang ! Biển đẹp mãi trong ta .



(*) Phù Hiệu của Quân Trường Đồng Đế.

2007/11/07

Gratitude for your sacrifice

Veterans' Day Message 11/11/2007

Gratitude for your sacrifice

On this Veterans’ Day, 2007, you, the veterans of the Armed Forces of the Republic of Viet-Nam, will receive much deserved praise and appreciation from your family, your community, and your American allies. Of course we know that there can never be enough praise for the sacrifices and heroism each of you has displayed on and off the battlefield. However, you must know that a very special group of people wishes to pay tribute to you. We know that the praise you respect most comes from fellow warriors. So, I humbly ask that you allow me, a United States Air Force veteran, and the proud son of an ARVN infantryman, to share some thoughts with you on what you mean to us Vietnamese-American service-members.

Legacy & Honor

I cannot claim to speak on behalf of all Vietnamese-Americans who have served in the United States armed forces. In fact, it is difficult to even get an accurate count of the hundreds of Vietnamese in uniform who are serving or have served in the armed forces of the United States and other democratic Western nations. However, I can give you an idea of what kind of legacy you have created. We range in rank from Private to Colonel, and will have our first Vietnamese-American general one day very soon. At this very moment, many of your sons and daughters are fighting extremists in the streets of Iraq and the mountains of Afghanistan. In fact, eight young Vietnamese-Americans have given the ultimate sacrifice since the Global War on Terror began. There are young Vietnamese-Americans flying jet fighters high above the earth, commanding ships in every ocean, rebuilding foreign armies and poor villages in devastated lands, and leading young Americans into combat. We all share a singular purpose: to protect the freedoms enjoyed by Americans everywhere. We know that many of you feel that history has robbed us of the chance to defend a democratic Vietnam. We also know that many others would not even want us to face the suffering of war at all.

However, we want you to know that we are all very proud of your legacy. Like you, we are patriots. Like you, we have answered the call of destiny. Our success today is a direct result of your actions. Your valor in combat, your suffering in re-education camps, and your leadership in guiding your family to opportunities in a foreign land have shown us the true evil of war and the truer value of freedom. You must know that though we defend the flag, wear the uniform, and wield the weapons of the United States, we carry in our hearts a Vietnamese warrior heritage that stretches back for four thousand years.
Your honor is in good hands.

History & Destiny

History has judged you harshly. Yet whatever critics say of Vietnamese politics, they must know the fundamental truth that a soldier’s dignity is beyond politics. I am fortunate enough to know the truth because my late father, Đinh Văn Nguyên, worked tirelessly through the Tổng Hội Võ Bị Đà Lạt, to teach me and the world about your courage. Now the tides of history are turning in your favor. The creation of an exhibit in the US Army Museum, a renewed look at history by a new generation of Vietnamese-American and American scholars, the sweeping momentum of liberal democracies around the world, and the stirrings of change in Vietnam itself will all serve to vindicate your legacy. Most importantly, the lessons your children and their descendants will pass on to future generations will preserve the truth of your great deeds. We will explore future initiatives such as burials with ARVN military honors, accountability for those missing in action, dignified memorials for ARVN sacrifices, oral histories, museum projects, and other ways to begin a meaningful process of reconciliation. We shall continue the fight for the values you hold dear.

There have been many years of sorrow and anger. But I ask you now, các bác, các chú, các anh, to stand tall and be proud. We thank you as your sons and daughters. We thank you as citizens of a free society. And most importantly, we honor you as fellow warriors.
Rest easy tired soldiers—today is your day.
We salute you.
You are our Greatest Generation and we will never let the world forget it.

Thanh “Tino” N.
Đinh Tino (
Tino_Dinh@yahoo.com);
USAF Academy graduate-1999,
former Captain, US Air Force,
Veteran of Operation Iraqi Freedom

2007/10/25

Chan Dung Nguoi Linh VNCH

Chân dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
Phạm Bá Hoa

Thưa quí vị,
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa thi hành bổn phận công dân, từ vĩ tuyến 17 xuống tận Mũi Cà Mau, từ duyên hải quanh năm sóng vỗ đến rừng già heo hút đội sương, từ Cao Nguyên rậm rạp xuống đồng bằng sông rạch Cửu Long, xin mời quí vị lần theo dấu chân để đến, và nhận ra chân dung Những Người Lính ấy.
Xin bắt đầu với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cơ quan đầu não của quân đội thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1952, có nhiệm vụ tổ chức, trang bị, huấn luyện, nuôi dưỡng, hoạch định, và điều khiễn quân đội thi hành nhiệm vụ bảo vệ quốc gia dân tộc. Đứng đầu quân lực là Tổng Tham Mưu Trưởng. Vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh, lần lượt là Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, Trung Tướng Trần Văn Minh, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Đại Tướng Cao Văn Viên, và sau cùng là Trung Tướng Vĩnh Lộc. Thời gian giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng lâu nhất là Đại Tướng Cao Văn Viên 9 năm rưỡi, và vị có thời gian ngắn nhất là Trung Tướng Vĩnh Lộc chỉ 18 tiếng đồng hồ!
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với 1.100.000 quân, gồm ba quân chủng Hải Quân, Lục Quân, và Không Quân. Trong Lục quân có đầy đủ các binh chủng cho nhu cầu tác chiến và yểm trợ tác chiến, và các binh sở yểm trợ từ hành chánh nhân viên, hành chánh tài chánh, đến hành chánh tiếp vận. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành từ năm 1952 đến 1954.
- Giai đoạn phát triển lần 1 từ năm 1955 đến 1967.
- Giai đoạn phát triển lần 2 từ năm 1968 đến 1972.
- Giai đoạn phát triển lần 3 là năm 1973.
Vào thời gian cuối cùng, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có:
Lục quân, với:
- 4 Quân Đoàn trách nhiệm các Quân Khu, bao gồm các đơn vị và đại đơn vị trực thuộc: 11 Sư Đoàn Bộ Binh + hơn 20 Liên Đoàn Biệt Động Quân + 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh Thiết Giáp + 4 Liên Đoàn Công Binh Chiến Đấu.
- 1 Sư Đoàn Biệt Động Quân thành lập vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.
- Các tiểu đoàn Pháo Binh biệt lập, và một hệ thống Pháo Binh diện địa tại 48 Tiểu Khu, Đặc Khu, Biệt Khu.
- Địa Phương Quân, Nghĩa Quân.
- Lực lượng tổng trừ bị trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, có: 1 Sư Đoàn Nhẩy Dù + 1 Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến + 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân + Liên Đoàn Biệt Cách Dù.
Không quân, với:
- 5 Sư Đoàn tác chiến.
- 1 Sư Đoàn vận tải.
- Những Phi Đoàn đặc nhiệm.
Hải quân, với:
- Lực lượng Hải lực.
- Lực lượng Giang lực.
- Lực lượng Đặc nhiệm.
Về "binh sở yểm trợ". Trong Lục Quân có "Tổng Cục Tiếp Vận" với 8 ngành chuyên môn, có khả năng sửa chữa và tân trang toàn bộ quân dụng sử dụng chung trong các quân chủng, và khả năng xây dựng cơ sở thông thường lẫn kiến trúc đặc biệt. Không Quân có "Không Đoàn Tân Trang & Chế Tạo". Hải Quân có "Hải Quân Công Xưỡng".
Về trang bị. Khối lượng dụng cụ chiến tranh trang bị cho quân lực, gồm: 2.000.000 vũ khí cá nhân và cộng đồng. Hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 ly và 155 ly xe kéo, đến 175 ly cơ động, và đại bác phòng không. 1.200 xe chạy xích kể cả chiến xa M48. Hơn 1.600 chiến hạm chiến đỉnh, hoạt động trên sông, trên biển, và dọc duyên hải. Hơn 2.000 phi cơ các loại, từ tác chiến, yểm trợ tác chiến, yểm trợ tình báo kỹ thuật điện tử, đến liên lạc, và vận tải. Từ phi cơ cánh quạt, phi cơ phản lực, đến phi cơ trực thăng. Nói chung, khối dụng cụ chiến tranh trang bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tính đến năm 1973 trị giá khoảng 7 tỷ mỹ kim.
Về huấn luyện. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có một hệ thống quân trường, đào tạo từ người chiến binh đến chỉ huy cấp bộ đại đơn vị, đào tạo sĩ quan và chuyên viên cho các quân chủng, binh chủng, binh sở.
Về quản trị. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được quản trị bởi:
- “Cơ Quan Điện Toán" Tổng Nha Tài Chánh & Thanh Tra Quân Phí thuộc Bộ Quốc Phòng, quản trị toàn bộ quân phí.
- “Trung Tâm Điện Toán Nhân Viên" thuộc Phòng Tổng Quản Trị/Bộ Tổng Tham Mưu, quản trị toàn bộ nhân viên.
- “Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận" thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/Tổng Tham Mưu, quản trị toàn bộ quân trang quân dụng chung, từ tiếp liệu, tồn trữ, cấp phát, vận chuyển, đến bảo trì, tân trang, tổn thất, và phế thải.
- Quân chủng Không Quân, Hải Quân, có cơ quan điện toán quản trị quân dụng riêng của quân chủng.
Trong hơn 20 năm chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc xâm lăng của nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nhiều chiến tích vẻ vang. Có thể nhận định mà không sợ sai lầm rằng, thế giới chỉ biết thành tích của chúng ta qua hai trận chiến điển hình, là cuộc phản công toàn diện trong cuộc “tổng công kích” của quân cộng sản hồi Tết Mậu Thân đầu năm 1968, và cuộc phản công đánh bại 3 trục tấn công do lãnh đạo nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ Hà Nội, xua quân chính qui vượt vĩ tuyến 17 trực diện tấn công Việt Nam Cộng Hòa vào mùa hè 1972. Chớ họ không thể hiểu được những chiến thắng với biết bao trận chiến đơn lẻ xảy ra hằng ngày hằng đêm, đánh nhau từng người, từng tổ, từng tiểu đội, trung đội, của Địa Phương Quân, Nghĩa Quân trong nội địa lãnh thổ, những chiến thắng của "lực lượng Dân Sự Chiến Đấu", của "Lực Lượng Đặc Biệt", của những "Toán Lôi Hổ", của "Liên Đoàn Biệt Cách Dù", ..v..v.. trong những cánh rừng già hoang dã dọc biên giới Việt Nam-Cam Bốt. Nơi mà quân chính qui cộng sản từ miền bắc, theo hành lang biên giới mà chúng gọi là "đường Trường Sơn", xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Họ cũng không thể hiểu sâu những trận chiến thầm lặng với sắc thái du kích mà Người Lính Việt Nam Cộng Hòa phải đối phó. Phải rình mò tìm địch mà đánh. Bất ngờ gặp nhau là đánh. Đánh nhau bất luận bao nhiêu tay súng, bất kể ngày đêm, bất cứ nơi nào. Chiến trường không chỉ là trận tuyến trong chiến tranh qui ước, mà chiến trường diễn ra ngay trong nhà, ngoài ngõ, chiến trường là bụi chuối trong vườn, là đám bắp trong rẫy, là ruộng lúa đồng sâu. Chiến trường cũng là góc núi, bụi cây, là rừng rậm cao nguyên, là bãi lầy đất Mũi (Cà Mau), là "biển cạn" Tháp Mười. Từng góc phố, căn nhà, từng con đường trong thành phố, từng bến đậu phi cơ hay nơi tàu cặp bến, đâu đâu cũng là chiến trường của quân cộng sản trong mục đích xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.
Nói chung là người ngoại quốc, cho dù là những phóng viên hay những nhà lãnh đạo chính trị, họ không thể nào hiểu được những chiến thuật trên chiến trường Việt Nam và cách vận dụng chiến thuật đó của "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", trong khi 500.000 quân Đồng Minh rất khó thích ứng với cuộc chiến mà bản chất của nó là "chiến tranh tổng thể" trên chiến trường Việt Nam chúng ta, trong khi chiến lược chiến thuật của quân bạn chỉ trông vào bom đạn.
Vậy, “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa là ai?” “Họ”, là những nông dân chất phác hiền hòa, là những ngư dân miền duyên hải quanh năm sóng vỗ, là những công nhân nơi thành phố, là những học sinh tốt nghiệp trung học, là những sinh viên hay đã tốt nghiệp đại học, là những viên chức cán bộ đam mê đời sống quân ngũ, là những người chuyên môn trong các ngành nghề tự do. “Họ”, theo tiếng gọi quốc gia, tình nguyện vào các trường quân sự. "Họ", tuân lệnh chánh phủ, trình diện các trường quân sự. "Họ", là quân nhân hiện dịch, là quân nhân trừ bị, là quân nhân đồng hoá, là những nữ quân nhân. "Họ", là những chuyên viên, những chiến binh, những hạ sĩ quan, sĩ quan, tướng lãnh. "Họ" có mặt trong các quân chủng, binh chủng, binh sở, các cơ quan tham mưu, quân trường. Khi tổ quốc lâm nguy, "Họ" phụng sự tổ quốc, phục vụ dân tộc. Tất cả được gọi một cách thân thương trìu mến là "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", những người lính trong một hệ thống tổ chức chặt chẻ, kỷ luật nghiêm minh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa: Là Người Lính Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, ngày đêm quanh năm suốt tháng hơn 20 năm ròng rã, âm thầm, lặng lẽ, trấn giữ hệ thống giao thông và bảo vệ hạ tầng cơ sở. Là Người Lính Lực Lượng Đặc Biệt, Biệt Cách Dù, lặn lội vùng biên giới hoang vu để ngăn chận quân thù. Là lực lượng Giang Lực, canh giữ trên khắp miền sông rạch. Là Người Lính Không Quân, từ trên không đánh xuống. Là Người Lính Nhẩy Dù, từ trên không xuống đánh. Là Người Lính Hải Quân, từ ngoài biển đánh vào. Là Người Lính Thủy Quân Lục Chiến, từ ngoài biển vào đánh. Là Người Lính Bộ Binh, Người Lính Biệt Động Quân, đánh địch ngay trên bờ nam Bến Hải trong tầm đạn quân thù. Đánh địch dọc biên giới Tây Nguyên núi rừng rậm rạp. Đánh địch trên chót Mũi Cà Mau quanh năm ngập nước, trên biển cạn Tháp Mười, trong Rừng Sát sình lầy gai gốc, giữa đồng bằng trù phú Cửu Long. Đánh địch để giành lại từng góc phố của thủ đô, từng ngôi nhà giữa cố đô cổ kính, từng bờ tường của cổ thành Quảng Trị. "Họ" miệt mài với chiến trận, và mệt nhoài sau chiến trận. "Họ" đã đánh địch đến giây phút cuối cùng! Và "Họ", xứng danh là "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa".
Người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã anh dũng hi sinh nhưng không được yên bình vĩnh cữu trong các nghĩa trang mà tổ quốc ghi công, vì quân cộng sản đào mồ cuốc mả. Là những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể góp phần gìn giữ giang sơn, nhưng bị kẻ thù nhục mạ đọa đày. Là những quân nhân có vầng trán nhăn nheo với mái tóc già nua trước tuổi. Là những người tù chính trị bị cộng sản lưu đày trong các trại tập trung nghiệt ngã trên khắp miền quê hương đất nước, gánh phân người làm phân bón rau xanh, khiêng nước tiểu tưới lên hoa màu, nhưng "Họ" chỉ được ăn những cọng rau do phân và nước tiểu của "Họ" mà vươn lên. Để rồi nhiều người trong số "Họ", đã chết trong đau thương, đói khổ, nhọc nhằn!
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, khi rời đất nước lưu vong với hai bàn tay trắng, chỉ còn lại tình thương của vợ của con, của đồng hương đồng đội, che chở cho nhau nơi xứ người xa lạ.
Đó, là "chân dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", mà người phương Tây chưa thể nào nhận ra được. Bởi, họ chưa hiểu được chiều sâu của lịch sử và văn hoá Việt Nam, họ chưa hiểu được chiều sâu tính chất tráo trở lật lọng với bản chất độc tài tàn bạo của cộng sản Việt Nam, họ cũng chưa hiểu được chiều sâu của cuộc chiến tranh tự vệ về phía chúng ta. Do vậy mà người phương Tây chưa thể đánh giá được chiều sâu của cuộc chiến trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Một cuộc chiến mà trong đó, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân vượt biên giới xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa. Không thể nói khác được, dù cùng chủng tộc, nhưng hai quốc gia đều được thế giới công nhận với những tòa đại sứ thiết lập trên mỗi quốc gia. Quân của quốc gia này sang đánh chiếm quốc gia kia, ngoài chữ "xâm lăng" ra, không có chữ nào khác để chỉ hành động đó cả.
"Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", hình thành "Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa". Một quân lực hình thành trong chinh chiến, rèn luyện trong chiến chinh, nhanh chóng trưởng thành trong chiến trận. Và từ trong chiến trận, đã tạo nên những chiến tích vang danh, những anh hùng được toàn dân ngưỡng mộ. Vào giờ thứ 25 của một giai đoạn chiến đấu, vẫn tạo thêm những anh hùng cho lịch sử đương đại của tổ quốc, “thành mất chết theo thành”. Vì vậy:
''Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rất xứng đáng được vinh danh, dù ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bị bức tử sau hơn 20 năm dũng cảm chiến đấu tự vệ, nhưng đã thể hiện cao nhất về khả năng và tinh thần chiến đấu nối tiếp dòng lịch sử vẻ vang của tổ quốc, thể hiện vẹn tròn đạo nghĩa và truyền thống bất khuất kiêu hùng của dân tộc Việt Nam”.
Houston, tháng 4 năm 2005
Bổ túc tháng 8 năm 2006

Phạm Bá Hoa

Viet Nam Cong Hoa


2007/10/24

Nhung Dieu Tam Niem

2007/10/15

Đại Tá Hồ Ngoc Cẩn SVSQ Khóa 2 Hiện Dịch Đồng Đế Nha Trang

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn

Hồ Ngọc Cẩn (24 tháng 3 năm 1938 - 14 tháng 8 năm 1975) là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong binh chủng biệt động quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư đoàn 21 và Sư đoàn 9 bộ binh. Chức vụ cuối cùng lúc bị phía cộng sản bắt là đại tá tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện (tỉnh lị là Vị Thanh nay là tỉnh lị tỉnh Hậu Giang). Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng đối phương vây bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.

Thiếu thời

Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại miền tây. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc gia Việt Nam. Thuở nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học năm (1945) thì Chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường thiếu sinh quân. Thời điểm này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 7 trường thiếu sinh quân như sau:

Trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu, ở Gia Định

Trường thiếu sinh quân đệ nhị quân khu ở Huế

Trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu ở Hà Nội

Trường thiếu sinh quân Móng Cái dành cho sắc dân Nùng

Trường thiếu sinh quân đệ tứ quân khu ở Ban Mê Thuột

Trường thiếu sinh quân Đà Lạt của quân đội Pháp

Trường thiếu sinh quân Đông Dương của quân đội Pháp, ở Vũng Tàu

Ông được thu nhận vào lớp nhì trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu niên khóa 1951-1952. Trường này dạy theo chương trình Pháp. Ông đỗ tiểu học năm 1952. Cuối năm 1952, trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu di chuyển từ Gia Định về Mỹ Tho.

Khi Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, thì ngày 19 tháng 8 năm 1954, trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu di chuyển từ Hà Nội vào, sát nhập với trường đệ nhất quân khu ở Mỹ Tho. Niên học 1954-1955, trường bắt đầu dạy chương trình Việt, và chỉ mở tới lớp đệ ngũ. Ông học lớp đệ lục A, giáo sư dạy Việt văn là ông Nguyễn Hữu Hùng, từ Bắc di cư vào. Thực là một điều lạ là giữa một số bạn học chương trình Việt từ Bắc vào mà ông lại tỏ ra xuất sắc về môn Việt văn. Trong năm học, có chín kỳ luận văn, thì bài của ông được tuyển chọn là bài xuất sắc, đọc cho cả lớp nghe bảy kỳ. Nhưng bài của ông chỉ đứng thứ nhì trong lớp mà thôi.

Binh nghiệp

Năm 17 tuổi ông được gửi lên học tại Liên trường võ khoa Thủ Đức, về vũ khí, niên khóa 1955-1956. Sau ba tháng, ông đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưu. Sáu tháng sau đó, ông lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu ký đăng vào quân đội với cấp bậc binh nhì.

Theo quy chế dành cho các thiếu sinh quân thời đó, một học sinh ra trường, thì ba tháng đầu với cấp bậc binh nhì, ba tháng sau với cấp bậc hạ sĩ, ba tháng sau thăng hạ sĩ nhất, và ba tháng sau nữa thăng trung sĩ. Chín tháng sau ông là trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.

Chiến tranh tại miền Nam tái phát vào năm 1960 tại một vài vùng. Sang năm 1961 thì lan rộng. Để giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan, bộ quốc phòng cho mở các khóa sĩ quan đặc biệt. Ông được nhập học và tốt nghiệp khóa sĩ quan đặc biệt với cấp bậc chuẩn úy.

Sau khi ra trường, ông theo học một khóa huấn luyện biệt động quân, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại khu 42 chiến thuật, với chức vụ khiêm tốn là trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn 42 biệt động quân "Cọp ba đầu rằn". Lãnh thổ khu này gồm các tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh), Chương Thiện, Sóc Trăng (Ba Xuyên), Bạc Liêu, Cà Mau (An Xuyên). Nhờ tài chỉ huy thiên bẩm và chiến đấu gan dạ nên ông được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận lên đến trung úy và được bổ nhiệm làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 42.

Cuối năm 1966, ông từ biệt tiểu đoàn 42 biệt động quân đi làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 thuộc sư đoàn 21 bộ binh. Suốt năm 1967, ông với tiểu đoàn 1 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm tỉnh vùng sông Hậu. Sau trận tổng công kích Mậu Thân, ông được thăng thiếu tá. Năm 1968, ông là người có nhiều huy chương nhất quân đội.

Năm 1970, ông được thăng trung tá và rời tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 đi làm trung đoàn trưởng trung đoàn 15 thuộc sư đoàn 9 bộ binh. Năm 1972, ông được lệnh mang trung đoàn 15 từ miền Tây lên giải phóng An Lộc. Cuối năm 1973, ông được trở về chiến trường sình lầy với chức vụ tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện.

Trận chiến cuối cùng

Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.

Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu. Các đơn vị quân cộng sản tiến vào tiếp thu tiểu khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông trả lời như sau:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về ... và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa ... mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.

NGUYEN HUY HUNG

2007/10/11

2007/10/05

Võ Bị Ðồng Ðế

Võ Bị Ðồng Ðế

(Tháng Ba 1955 đến tháng Tư 1975)

Lược ghi của TRƯƠNG HUYỀN

Ðồng Ðế, điạ danh nằm trên cao cách thị xả Nha-Trang khoảng 4 km về phía Bắc, Ðông là bờ biển Nam Hải, Tây song song quốc lộ 1 và thiết lộ xuyên Việt, Nam tiếp giáp thắng cảnh hòn Chồng, Bắc giáp mỏm núi Hòn Khô. Hòn Chồng và Hòn Khô như hai cánh tay giang ra ôm eo biển Ðồng Ðế vào lòng. Không rỏ ai đặt tên Ðồng Ðế cho nơi nầy có ý nghỉa của nó ? Vùng đất nầy trước năm 1954 ít người lai vảng, dân cư thưa thớt, đặc biệt dọc theo núi Hòn Khô, dân chài lướI chiều từ biển đi vào phải đi từng nhóm và đề phòng ..,vì ông “Ba Mươi” khi chiều xuống thỉnh thỏang hay ra chào đón hoặc rình rập bắt gia súc .

Sau hiệp định Geneve, Ðồng Ðế trở nên nhộn nhịp, đồng bào Ba Làng (gốc Thanh Hóa) đến định cư chiếm một chiều dài khoảng ¾ km và chiều rộng ¼ km trên bờ biển, phần phía sau Ba Làng là một trại binh thô sơ do quân đội Pháp để lại .

Cuối năm 1954 quân trường Commando của Pháp (Ecole de Commando) tại Vạt Cháy, Hòn Gai được thu vén di chuyển vào Nam theo quy ước Geneve. Sau một thời gian ngắn tạm trú tại Suối Dầu (Khánh Hòa) tháng 2-1955 được di chuyển về trại binh Ðồng Ðế với danh xưng “Ecole de Commando Et Education Physique” tiếp theo chuyển giao cho QÐVNCH và đổi tên là “Biệt Ðộng Ðội Thể Dục Ðinh Tiên Hoàng Ðồng Ðế”.

Lấy Ðồng Ðế làm trung tâm huấn luyện thật là một chọn lựa tối ưu. Từ các căn cứ quân sự Không, Hải, lộ vận và hỏa xa đều gần Trung tâm huấn luyện.Các xạ trường, mục tiêu cố định, di động, biến hiện, các bải tập mìn bẩy, dây tử thần, đoạn dường chiến binh, thao trường v.v…đều nằm dưới chân núi Hòn Khô hay thung lủng ở giửa chân núi Hòn Khô và đèo Rù Rì. Bao bọc chung quanh không xa địa điểm toạ lạc của trường có biển, sông, núi cao, rừng rậm trùng điệp rất thuận tiện cho việc huấn luyện như: Nhảy dù đêm trên mọi địa thế, xâm nhập ven biển, vượt sông, tác chiến sình lầy, phục kích, tấn công , phòng thủ nơi núi cao hay rừng rậm đều có sẳn địa thế và trường hợp muốn có địa thế rộng rải hơn nữa để phối họp hành quân thực tập cấp Ðại đội, Tiểu đòan, Liên đòan thì khu Ðồng Bò trong lãnh thổ Diên Khánh cách đó củng không bao xa. Ðồng Ðế khí hậu lại tốt, gió biển thổi ngày đêm . Tôi biết Ðà lạt vì xuất thân từ trường Võ Bị Liên Quân và củng là Huấn Luyện Viên taị trường Bộ Binh Thủ Ðức. Theo tôi địa thế huấn luyện Ðồng Ðế có nhiều đặc điểm tốt hơn hẳn hai quân trường trên .

- Ðà Lạt có rừng thông trùng điệp, khí hậu tốt, nhưng đến giai đoạn thực tập tác chiến trên mọi địa thế, đặc biệt sông rạch sình lầy …phải về vùng Bình Thủy -Cần Thơ .

- Trường Bộ Binh Thủ Ðức nằm trên đồi Tăng Nhân Phú, phía sau có nhiều sông rạch, không có núi đồi cao, chỉ có một ít rừng …,nhưng toàn là cây cao su, nên Thủ Ðức ít thích ứng cho quân trường về nhiều mặt. Nếu làm một Trung tâm hay Ðại Học dân sự thì tốt hơn .

Ðịa thế cùng với lối huấn luyện đặc biệt của quân trường Ðồng Ðế đã nổi tiếng khắp nước, nên dù là thư sinh hay kẻ đã khoác áo chiến y vẩn e ngại về Ðồng Ðế Những tin loan truyền về Ðồng Ðế không ai ngoài những khóa sinh đã từng bước qua cửa, thêm vào đó những người thích văn thơ lại sang tác những câu truyền tụng một thời trong nhân gian như :

Rớt tú tài anh đi Trung sỉ

Dây Tử thần Ðồng Ðế đợi anh…"

Quả thật, không gì cay hơn thi rớt, cha mẹ buồn phiền, người yêu tìm cách lánh mặt, tương lai như ngỏ cụt …, ghét dây Tử thần Ðồng Ðế củng chẳng đáng trách là phản chiến” ! Nhưng khi đả được lệnh gọi trình diện nhập ngủ đi vào quân trường Ðồng Ðế thì ...một liều ba bảy củng phải liều để rồi Ðồng Ðế đêm ngày nghe sóng vổ, dây Tử thần không làm nhụt chí nam nhi ..” .Rồi chẳng mấy chốc trở thành “trang thanh niên hùng dủng, người chiến sỉ oai hung của tiền tuyến và của lòng em …”. Quân trường Ðồng Ðế trở thành ..dễ thương, dễ nhớ …

Kẻ viết bài nầy khi nhận lệnh đi thụ huấn ở quân trường Ðồng Ðế củng mang tâm trạng ..chán nản, bất mãn, nhưng hôm nay lại thấy vinh dự khi nhắc lại những buồn vui nơi quân trường. Thật vậy, từ trường Ðaị học Quân sự về Sư Đoàn với nhiều ước vọng, nhất là Tiểu đoàn cũ còn đó, một ghế Trung Đoàn Trưởng chưa người điền khuyết …Nhưng khi trình diện Tư Lệnh Sư Đoàn, Trung Tá Nguyển Văn Vĩnh (biệt danh Vĩnh hèo)* với nét mặt nghiêm nghị, ông ta ra lệnh :”Anh về đúng lúc, trong khi chờ đợi lệnh thuyên chuyển chẳng lẻ “ngồi đuổi rồi”(chứng tật nói năng đối với cấp dưới chẳng phải giận ghét), anh đã là Tiểu Đoàn Trưởng, anh đã qua Ðại học Quân sự, nay anh “đại diện” Sư Đoàn đi học nốt Biệt Ðộng Ðội Thể Dục 3 tháng tại Ðồng Ðế, nó sẻ giúp anh khi nhận nhiệm vụ mới. Khóa khai giảng tuần qua, xuống nhận Sự vụ lệnh đi ngay cho kịp” .Tôi định hỏi kỷ về lệnh của ông, nhưng chợt nghỉ ..có hỏi thì củng như “hèo” thôi ! nên tuân lệnh chào và đàng sau quay .

Với tư cách khóa sinh, tôi đến trình diện Quân Trường Ðồng Ðế . Ban huấn luyện quân trường ngạc nhiên và lúng túng vì cơ hữu lúc bấy giờ chỉ có vài Ðại úy, Trưởng khối khóa sinh là một Trung úy, trong khi khóa sinh đeo cấp bậc Ðại úy . Ðế giải quyết vấn đề, Ban huấn luyện đặt tôi là “Khóa sinh cố vấn” (không phải cố vấn khóa sinh). Tôi không bị ràng buộc vấn đề huấn luyện, nhưng hằng ngày tôi củng sinh hoạt theo Ðại đội 21 mà Ðại Đội Trưởng là Trung Úy Danh. Chương trình huấn luyện vào lúc nầy không có gì đổi mới ngọai trừ huấn nhục để người khóa sinh chịu đựng cam go khó nhọc gian khổ. Buổi sáng ra khỏi trại, trên đường đi đến thao trường vừa chạy vừa la .. Ðại đội trưởng hô “Biệt động đội”, khóa sinh đáp “À” .

Sau 3 tháng học tập, tôi có lệnh thuyên chuyển chính thức về quân trường, nhận Trưởng khối Quân Huấn thay cho Ðại Úy BVS lên chức Chỉ Huy Phó .

Trường Biệt Ðộng Ðội & Thể Dục Ðồng Ðế chuyển mình. Ðầu năm 1957 Ðại tá Nguyễn Thế Như (nguyên tư lệnh Sư đoàn Khinh chiến 15) và Tư Lệnh Lữ Đoàn Liên Minh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ về thay thế Ðại Tá Trần Vĩnh Ðắc trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng quân trường, hang loạt sĩ quan tốt nghiệp ở Mỹ và Mã Lai được đưa về .Võ sư Thiếu tá Nguyển văn Minh (cấp đồng hóa) và một vỏ sư khác (huyền đai) người Nhật bản (nguyên Trung úy đào ngũ ở lại VN sau khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Ðồng Minh) được Bộ Tổng Tham Mưu gởi tới. Cố vấn quân sự Mỹ cũng được thay thế bởi một Ðại Úy tốt nghiệp Ranger và đã có kinh nghiệm huấn luyện cho Biệt Kích Mã Lai Á .

Hướng đi của Bộ Tổng Tham Mưu cho quân trường lúc đó là:

A .Huấn luyện tăng thêm hiệu năng tác chiến nghành Biệt Ðộng Ðội & Thể dục trong đó có cả Thể dục cận chiến và chuyển mình hình thành một binh chủng .

  1. Song song với việc huấn luyện Biệt Ðộng Ðội & Thể dục chuẩn bị phương tiện (doanh trại, thao trường, tài liệu huấn luyện) để đào tạo hàng Hạ sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời chuẩn bị doanh trại đón tiếp Liên Ðoàn 77 Lực lượng Ðặc Biệt, quân số khoảng chừng 300 người mà hầu hết là Sĩ Quan hay Hạ Sĩ Quan với chương trình huấn luyện đặc biệt dành cho họ. Quân Trường cũng được lệnh đổi danh xưng từ “Biệt Ðộng Ðội & Thể dục” thành “Trường Hạ Sĩ Quan Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa” và khuyến khích sáng tác huy hiệu quân trường . Ðại Úy Vũ Phi Hùng, trưởng ban Vũ khí đã vẻ huy hiệu trường Hạ Sĩ Quan và được Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận .

Khởi đầu chưong trình tu nghiệp là bổ túc quân sự cho khoảng 400 HSQ chuyên nghiệp có B1 hoặc B2, đồng thời tiếp nhận các HSQ từ các đơn vị gởi về tu nghiệp theo nhịp độ 3 tháng 1 khóa, sỉ số khóa sinh tùy theo khả năng quân trường Ngoài ra cuối năm 1957 quân trường phải tiếp nhận thêm 1 khóa tu nghiệp đặc biệt cho khoảng 900 Hạ Sĩ Quan của các giáo phái (Bình Xuyên, Cao Ðài, Hòa Hảo) vừa mới sát nhập vào Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa . Số khóa sinh nầy là một khó khăn và nhức đầu của quân trường lúc bấy giờ, ngơài việc học tập không mấy ai tích cực mà thỉnh thoảng cuối tuần anh em lại kéo ra sân cờ đòi về Nam..!

Cuối năm 1957, một loạt Sĩ quan khác sau khi tốt nghiệp các khóa ở nước ngoài về cũng được thuyên chuyển tới Ðồng Ðế trong đó có Ðại úy ÐVT tốt nghiệp Bộ binh cao cấp ở Mỹ thay tôi trong nhiệm vụ Trưởng khối Quân Huấn, còn tôi trách nhiệm Khối Khóa sinh . Cùng lúc đó một số Sĩ quan của Quân trường kể cả Chỉ Huy Trưởng cũng được thay nhau đi thăm quan các Trung Tâm Huấn Luyện của các Sư đòan Bộ binh Mỹ đồn trú tại Hạ Uy Di . Ðặc biệt quân trường lúc nầy cũng được sự chú tâm theo dõi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên khi danh sách phái đoàn thăm quan đầu tiên được trình lên TT (thời điểm nầy tất cả danh sách người đi xuất ngoại đều phải trình lên TT) gồm có Ðại Tá Như, tôi, Oanh và Chánh cùng đang có mặt tại Sàigòn để chuẩn bị hành trang lên đường . Khi thấy tên Ðại Tá Như, ngay tức khắc Tổng Thống ra lệnh Bộ Tổng Tham Mưu chỉ thị Thiếu Tướng Tôn Thất Ðính Tư lệnh Quân Ðoàn II chọn một Sĩ quan khác thay thế Ðại Tá Như đi thăm quan và sẽ nhận nhiệm vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan sau khi đi thăm quan về .Trung Tá Ðoàn Văn Quảng thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II được chọn..,và phái đoàn lên đường ngay sau khi Trung Tá Quảng có mặt tại Sài-gòn .

Tổng Thống và Bộ TTM quan tâm đến trường HSQ là điều dể hiểu, vì hàng ngủ Hạ Sĩ Quan Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa thời kỳ phôi thai rất phức tạp, một phần được đào tạo từ địa phương và đả có thâm niên công vụ, đa số rất giỏi cả chiến đấu lẩn tham mưu, chính họ thường xuyên được trám vào các chức vụ khi chưa có Sĩ quan điền khuyết .Một số lớn khác được thăng cấp tại hàng vì công trạng hay nhu cầu của các lực lượng giáo phái, số khác thuộc lực lượng phụ binh của Pháp để lại, đa số chiến đấu rất giỏi và gan lì , đụng địch là húc như trâu điên …Nhưng ..! hiểu biết tổng quát kém, môn bản đồ chưa được học qua, địa bàn, vũ khí, truyền tin hay nghệ thuật lãnh đạo tất cả đều chưa có căn bản . Việc tu nghiệp để nâng cao trình độ cho Hạ Sĩ Quan trong quân đội tân tiến là một vấn đề thiết yếu. Sự lưu tâm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng là một vinh dự cho hàng Hạ Sĩ Quan Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa và cho quân lực .

Cuối năm 1958, sau khi việc huấn luyện song hành của Biệt Ðộng Ðội, Thể Dục và Hạ Sĩ Quan có kết quả cụ thể, việc quản trị tiếp vận đã hoàn chỉnh, chương trình huấn luyện Biệt Ðộng Ðội và Thể Dục cũng chuyển dần sang việc thành lập binh chủng Biệt Ðộng Quân thì một lần nữa quân trường Ðồng Ðế lại có thêm một nhiệm vụ mới đó là chuẩn bị phương tiện để đón nhận và đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch. Khác với trường Võ bị Ðà-lạt, tài nguyên SVSQ được chọn từ hàng HSQ xuất sắc, họ phải là những người có chiến công, hạnh kiểm tốt, trình độ văn hóa Trung học phổ thông. Tuy nhiên ứng viên phải qua một cuộc thi tuyển do Bộ Tổng Tham Mưu tổ chức .

Trong thời gian quân trường chuẩn bị tài liệu huấn luyện, phương tiện tiếp vận và đợi danh sách các SVSQ được tuyển chọn của Bộ TTM, thì tờ báo “Chiến Sĩ Quân Ðội VNCH”, tiếng nói duy nhất của Quân Đội do Nha Chiến Tranh Tâm lý Bộ Quốc Phòng phát hành dành nguyên một số đặc biệt nói về tường HSQ và vai trò của HSQ trong QLVNCH, tôi được phòng Chiến Tranh Tâm Lý yêu cầu viết bài qua cái nhìn thực tế lúc ở ngoài đơn vị và lúc ở quân trường .

Tháng 6 năm 1959 khóa hiện dịch đầu tiên được khai giảng với sĩ số trên 350 người Về sinh hoạt hằng ngày như quân phong quân kỷ, nghệ thuật dẫn đạo lấy khuôn mẩu từ trường Võ Bị Ðà Lạt . Cán bộ điều hành từ Tiểu đoàn trưởng và Ðại đội trưởng hầu hết xuất thân từ quân trường nầy. Về chương trình huấn luyện 9 tháng tại quân trường, vì tất cả các SVSQ đã có kiến thức căn bản quân sự kể cả cá nhân và tiểu đội tác chiến, nên dành nhiều thì giờ cho việc huấn luyện các khoa chuyên môn theo phương pháp Mỹ, phần tác chiến chú trọng huấn nhục, tháo vát, quen chịu đựng gian khổ trong mọi hoàn cảnh và khả năng điều quân cấp trung đội & đại đội. Sau đó 3 tháng phân bổ thực tập trong các đơn vị chiến đấu, việc theo dỏi thực tập, phê phán khả năng thuộc quyền của các đơn vị trưởng thực tập, quân trường chỉ đóng vai trò liên lạc . Với tư cách là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn SVSQ, được quân trường phái xuống các đơn vị để ghi nhận ý kiến của cả hai bên .

Gần cuối năm 1959, công việc đang bình thường thì quân trường lại thay đổi Chỉ Huy Trưởng. Trung Tá Ðoàn văn Quảng đi, Trung tá Ðặng Văn Sơn đến thay thế. Sau mỗi lần thay đổi Chỉ Huy Trưởng, việc huấn luyện củng thay đổi ít nhiều . Nhưng phải thành thực nhận định, dưới thời Trung Tá Sơn từ việc huấn luyện cho tới quản trị tiếp vận, chỉnh trang và thiết trí thao trường, xạ trường….chu tất nhất, không những thế, từ trạm xá, phòng xả hội dành cho trại gia binh củng được kiến tạo .

Ðầu tháng 7 năm 1960, tất cả SVSQ đi thực tập trở về trường để tham dự trắc nghiệm cuối cùng để chuẩn bị mãn khóa. Sau hơn một năm tròn tôi luyện, ngày 23 tháng 7 năm 1960 khóa 1 SVSQ làm lễ mãn khóa dưới sự chủ tọa của Tổng thống VNCH . sau lể mản khóa, TT Diệm đích thân đi thăm các thao trường và rất hân hoan khi nhìn tận mắt một toán khóa sinh với trang bị cá nhân tác chiến đang thực tập vượt sông Cả (Nha Trang) mà một Sĩ quan huấn luyện viên mang khẩu đại liên 30 với đầy đủ đạn dược lắp ngay vào chổ Tổng Thống và quan khách đang đứng. Hoặc là màn huấn luyện của một toán khóa sinh từ đỉnh đồi cao bám vào giây cáp vượt qua sườn núi, phía dưới là ghềnh đá lởm chởm (nếu yếu bóng vía chỉ có thể nhắm mắt chờ chết) cuối cùng rơi xuống hồ nước, biết bơi thì vào bờ, không biết thì …uống một ít nước rồi có người cứu ngay .., được gọi là “giây tử thần” !

Sau ngày mãn khóa 1 trên 300 “ Tân Sĩ quan nhà nghề” được tung đi bốn phương trời , các đơn vị đón nhận họ như một món quà quí giá .Võ Bị Ðồng Ðế từ đấy .. “Vua biết mặt, Chúa biết tên” nên được lệnh tiếp tục đào tạo thêm các khóa kế tiếp . Khóa 2 khai giảng ngày 27 tháng 2 năm 1961 với sỉ số 350 người .Khóa 3 khai giảng ngày 27 tháng 5 năm 1962 với sĩ số 550 người, khóa 4 sĩ số 400 người . Ðặc biệt khóa 3 & 4 Sĩ Quan hiện dịch trước khi khai giảng khóa học độ 2 tháng, có khoảng 100 sinh viên Quốc gia Hành chánh thuộc các khóa 6,7 & 8 đã tốt nghiệp về Hành chánh, theo chỉ thị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm được gởi tới trường Hạ Sĩ Quan Ðồng Ðế để thụ huấn căn bản quân sự và sau khi mãn khóa được nhập học với khóa 3 & 4 Sĩ Quan hiện dịch . Sau khi tốt nghiệp khoá Sĩ Quan tại Ðồng Ðế, các sinh viên Quốc gia Hành chánh nầy trở về nhiệm sở để tương lai theo kế hoạch của chính phủ VNCH, các sinh viên nầy sẻ được bổ nhiệm chức vụ Quận Trưởng thay thế Sĩ Quan Quân Đội trở về chỉ huy với nhiệm vụ quân sự thuần túy . Tổng cộng Sĩ Quan Hiện Dịch xuất thân từ Võ Bị Ðồng Ðế là 1800 người, không kể 100 Sĩ Quan nguyên là gốc là Sinh Viên Quốc Gia Hành chánh . Cuối năm 1963 quân trường chấm dứt đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch .

Trong năm 1961, quân trường có một số thay đổi . Ðầu năm, bộ phận Lực Lượng Ðặc Biệt (Liên đoàn 77 Biệt kích Dù) rút hết về Sài Gòn, sau đó bộ phận huấn luyện Biệt Ðộng Quân được di chuyển ra Dục Mỹ. Ðại Tá Sơn được chỉ định Chỉ huy trưởng TTHL Biệt Ðộng Quân Dục Mỹ, Ðại Tá Ðỗ Cao Trí về chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ Sĩ Quan Ðồng Ðế Nha Trang.

Ðầu năm 1962, vì nhu cầu quân số việc đào tạo Hạ Sĩ Quan được gia tăng mạnh mẽ cả phẩm lẫn lượng cho tới cuối năm 1963 sau khi chấm dứt đào tạo Sĩ Quan hiện dịch. Mọi nỗ lực quân trường đều dồn hết vào việc đào tạo Hạ Sĩ Quan . Ðến nữa năm 1967 thì Vỏ bị Thủ Ðức vượt quá khả năng nên Vỏ bị Ðồng Ðế được lệnh chuẩn bị gánh vác thêm việc huấn luyện sỉ quan trừ bị ..và từ đó tới năm 1972 sĩ số khóa sinh và Sinh Viên Sĩ Quan quá đông, doanh trại không đủ chổ chứa phải dựng thêm lều vải.

Võ Bị Ðồng Ðế chính danh là trường Hạ Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng từ tháng 3-1955 đến 4-1975 đã đào tạo hàng vạn BÐÐ & TD và BÐQ, tu nghiệp trên 20,000 và đào tạo trên 120,000 Hạ Sĩ Quan , 1,800 Sĩ Quan Hiện Dịch, khoảng 12,000 Sĩ Quan trừ bị và tu nghiệp một số nhỏ (không đáng kể) Sĩ Quan nước bạn Cam-Bốt .

Ðể tri ân và ghi nhớ Võ Bị Ðồng Ðế từ ngày sinh cho đến ngày tử, đã lần lượt chỉ huy bởi các danh Tá, danh Tướng như sau : (ghi cấp bậc khi nhận bàn giao)

  1. Tiếp nhận quân trường từ quân đội Pháp : Thiếu tá Lê Cầm (1955-1956)
  2. Ðại Tá Trần Vỉnh Ðắc (1956-1957)
  3. Ðại Tá Nguyển Thế Như (1957-1958)
  4. Trung Tá Ðoàn Văn Quảng (1958-1959)
  5. Trung Tá Ðặng Văn Sơn (1959-1961)
  6. Ðại Tá Ðổ Cao Trí (1961-1962)
  7. Ðại Tá Nguyển Văn Kiểm (1962-1963)
  8. Trung Tá Nguyển Vĩnh Xuân (vài tháng cuối năm 1963 để thi hành mệnh lệnh do tướng Ðôn sắp xếp).
  9. Thiếu Tướng Nguyển Văn Là (1964-1965)
  10. Ðại Tá Lâm Quang Thơ (1965-1966)
  11. Ðại Tá Phạm Văn Liễu (1966-1967)
  12. Ðại Tá Lê Văn Nhật (1967-1969)
  13. Trung Tướng Linh Quang Viên (1969-1971)
  14. Chuẩn Tướng Vỏ Văn Cảnh (1971-1973)
  15. Trung Tướng Dư Quốc Ðống (1973-1974)
  16. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần (1974-1975)

Suốt 20 năm Vỏ Bị Ðồng Ðế đã đóng góp vĩ đại vào công cuộc xây dựng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lấy phương châm “TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM” làm kim chỉ nam .

Trước hết xin kính cẩn hoài niệm và tri ân hàng ngàn cựu khóa sinh và sinh viên, cán bộ đả giũ trọn lời thề hy sinh cho Tổ Quốc trong đó có cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí nguyên Chỉ Huy Trưởng là tiêu biểu. Kế đến xin được ca tụng hàng Huấn luyện viên mà Võ Bị Ðồng Ðế đã may mắn có một toán Huấn luyện viên như quí vị đã đưa quân trường Ðồng Ðế trở thành danh trường, cung cấp hàng vạn cấp chỉ huy tài danh và can đảm cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa . Không phải chỉ ở quân trường, mà khi ra chiến trường quí vị cũng là những “kiện tướng”, điển hình như Tướng Phạm Văn Tất (HLV/LÐ77), Ðại Tá Cao văn Ủy (HLVCT & BÐQ), tên tuổi quí vị đã đi vào quân sử và lịch sử trên đường Quốc Lộ 7 mà Sư Đoàn Sao vàng cộng sản không thể quên Liên đoàn 4 Biệt Ðộng Quân (kẻ thù số 1 của chúng) và Ðại tá Vủ Phi Hùng (tức nhà văn Phùng Hy HLV vủ khí & BÐQ).

Sau hết xin được ca tụng tinh thần kỹ luật, lòng trung thành của Khóa sinh, Quân-Dân-Chính các cấp trường Vỏ Bị Ðồng Ðế đối với quân đội cũng như chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong biến cố tháng 4-75, lúc nào củng thủ súng sẳn sàng chiến đấu. Nếu không vì tình hình biến đổi, xoay chiều quá mau chóng và nếu không có lệnh của cấp chỉ huy của quân trường cho “ai nấy tự di tản” thì khi quân “tai bèo dép râu” bước qua cổng Vỏ Bị Ðồng Ðế cũng khốn đốn như bước vào cổng Tỉnh, Tiểu Khu Chương Thiện của cố Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn (cựu SVSQ khóa 2 hiện dịch Ðồng Ðế Nha Trang).

Trương Huyền

Ghi chú:

* Trung tá Vĩnh là một sĩ quan kỹ luật nghiêm minh và tận tụy (dưới thời Pháp), khi cấp dưới vi phạm kỹ luật, ông có tật hay đánh cấp dưới bằng hèo (quất vào đít như Bố đánh con) cho nên mới mang danh “hèo”. Ông thường được thượng cấp chỉ định làm Quân Trấn trưởng nhiều nơi kể cả Sàigon-Chợ Lớn . Ông chết bất đắc kỳ tử khoảng 1 tuần trước biến cố 1-11-63 khi đang tại chức.

Pham Hùng Khóa 10B/72 với M16

VVA Parade update

Join VVA's parade in celebration of the 25th Anniversary of the dedication of The Wall. Application forms for individuals and groups who would like to join the November 10 parade are available at http://vva.org/25thEvent/event_info.htm or by calling 1-877-727-2333.
The Wall: 25th Anniversary Commemorative Book
The Wall celebrates the 25th anniversary of the Vietnam Veterans Memorial and documents its fascinating history - from its controversial inception in 1982 to its evolution as the most visited and venerated memorial in our nation's capital. Features include award-winning fiction and poetry on the Vietnam War, the photography of famed Vietnam War photographer Larry Burrows (including photos featured in the The Vietnam Experience book series), Maya Lin's original sketches and design statement, a tribute to the women who served in Vietnam, personal stories of extraordinary journeys to the Wall, letters and offerings from the Vietnam Veterans Memorial Collection, a breathtaking photo essay of the Wall, and more.
Proceeds will go to assist VVA and VVAF's honorable causes, including outreach programs, benefits assistance, and housing programs for Vietnam War, Gulf War, Afghan War, and Iraq War veterans.
Click here to order your copies of The Wall Commemorative Book.
I sincerely thank you for your support and please email this message to all your contacts.
Keith KingChair, Public Affairs Committee

VVA respects your privacy. To update your e-mail notification preferences, click here.

2007/10/02

2007/09/26

Vietnam Memorial 25th Aniversary and Parade programs





Vietnam Veterans of America is presenting the 25th Anniversary Parade in celebration of the dedication of "The Wall‚" on Saturday, November 10, 2007. If you were there in 1982, you know why you should be back for the 25th. If you weren't there in '82, then this is the one to attend, because it is being held by us, for us.
Come feel the healing power of "The Wall" and show our fallen brothers and sisters the honor and respect they deserve.
Click Here To Print A Copy Of The Event Flyer
PARADE APPLICATIONIf you have a group, or as an individual are interested in joining the parade, then you must fill out an application form. To download a PDF form, please click here or call toll free, 1-800-VVA-1316 x151.
CALENDAR OF EVENTS Click To View A Complete Listing of Events
UNITS MARCHING Click To View A Complete Listing of Units Marching In The Parade
REUNION HOTELS Click To View A Listing of Hotel Suggestions For Hosting Your Reunion

THE SCHEDULE: NOVEMBER 10, 2007
The Opening Ceremony on the Mall 10:00 a.m. until 11:00 a.m
The opening ceremony will start at 10:00 a.m. and will take place on the Mall at 3rd Street, between Jefferson and Madison Drives.
The Parade11:00 a.m. until 4:00 p.m.
Immediately following the opening ceremony, the parade with thousands of participants, military vehicles, floats, veteran motorcyclists, and marching bands steps off. Along side the reviewing stand will be limited bleacher seating for those veterans and members of the general public who wish to view the parade.
Washington Monument Grounds12 noon until 6:00 p.m.
Parade participants and the general public can enjoy a variety of activities and street vendors.
For more information call toll free:877-PARADE3
Need accommodations? Call toll free: 866-489-6888 or click here for online booking
CALENDAR OF EVENTS
November 6, 2007 25th Anniversary Music and Poetry TributeVietnam Veterans MemorialWashington, D.C.
DMZ to Delta Dance benefiting VVA Chapter 227, Nov. 10, Rosslyn Holiday Inn, 1900 N. Ft. Meyer Dr., Arlington, VA, 8 p.m. to midnight.
This is the 19th annual dance, held this year in conjunction with the 25th Anniversary of The Wall. $30/person, cash bar, dancing, finger food, silent auction, 50/50 raffle, free parking, collectibles, and vets camaraderie. Pre-dance warm-up at 7 p.m. with cash bar/finger food in hotel’s Dogwood Room. Hosted by VVA Chapter 227, Dean K. Phillips Memorial Chapter, P.O. Box 5653, Arlington, VA 22205; 703- 912-1681. Contact: Jim Hewitt, 571-221-5565; chewitth@aol.com or visit website at http://www.vva227.org/dmzdance.html
Chapter 958 Dinner DanceNovember 9 7-11 pm$50/personNDW Catering and Conference Center1454 Parsons Ave., SEWashington Navy Yard, DC 20374For more info call Thomas Kent at 202-391-2151
The Reading of the Names at The WallNov 7 through Nov 10for more info on this event and how you can sign up to read names go to:http://www.vvmf.org/index.cfm?SectionID=582
November 11 Annual Veterans Day Observance at The Wall – 1pmVietnam Veterans MemorialWashington, D.C.

Join VVA's parade in celebration of the 25th Anniversary of the dedication of The Wall. Application forms for individuals and groups who would like to join the November 10 parade are available at http://vva.org/25thEvent/event_info.htm or by calling 1-877-727-2333.The Wall: 25th Anniversary Commemorative BookThe Wall celebrates the 25th anniversary of the Vietnam Veterans Memorial and documents its fascinating history - from its controversial inception in 1982 to its evolution as the most visited and venerated memorial in our nation's capital. Features include award-winning fiction and poetry on the Vietnam War, the photography of famed Vietnam War photographer Larry Burrows (including photos featured in the The Vietnam Experience book series), Maya Lin's original sketches and design statement, a tribute to the women who served in Vietnam, personal stories of extraordinary journeys to the Wall, letters and offerings from the Vietnam Veterans Memorial Collection, a breathtaking photo essay of the Wall, and more.Proceeds will go to assist VVA and VVAF's honorable causes, including outreach programs, benefits assistance, and housing programs for Vietnam War, Gulf War, Afghan War, and Iraq War veterans.Click here to order your copies of The Wall Commemorative Book.I sincerely thank you for your support and please email this message to all your contacts.Keith KingChair, Public Affairs CommitteeVVA respects your privacy. To update your e-mail notification preferences, click here.

Hoi Cuu Quan Nhan Hoa Ky Tham Chien Tai Viet Nam

Vietnam Veterans of America is presenting the 25th Anniversary Parade in celebration of the dedication of "The Wall‚" on Saturday, November 10, 2007. If you were there in 1982, you know why you should be back for the 25th. If you weren't there in '82, then this is the one to attend, because it is being held by us, for us.
Come feel the healing power of "The Wall" and show our fallen brothers and sisters the honor and respect they deserve.
Click Here To Print A Copy Of The Event Flyer
PARADE APPLICATIONIf you have a group, or as an individual are interested in joining the parade, then you must fill out an application form. To download a PDF form, please click here or call toll free, 1-800-VVA-1316 x151.
CALENDAR OF EVENTS Click To View A Complete Listing of Events
UNITS MARCHING Click To View A Complete Listing of Units Marching In The Parade
REUNION HOTELS Click To View A Listing of Hotel Suggestions For Hosting Your Reunion

THE SCHEDULE: NOVEMBER 10, 2007
The Opening Ceremony on the Mall 10:00 a.m. until 11:00 a.m
The opening ceremony will start at 10:00 a.m. and will take place on the Mall at 3rd Street, between Jefferson and Madison Drives.
The Parade11:00 a.m. until 4:00 p.m.
Immediately following the opening ceremony, the parade with thousands of participants, military vehicles, floats, veteran motorcyclists, and marching bands steps off. Along side the reviewing stand will be limited bleacher seating for those veterans and members of the general public who wish to view the parade.
Washington Monument Grounds12 noon until 6:00 p.m.
Parade participants and the general public can enjoy a variety of activities and street vendors.
For more information call toll free:877-PARADE3
Need accommodations? Call toll free: 866-489-6888 or click here for online booking
CALENDAR OF EVENTS
November 6, 2007 25th Anniversary Music and Poetry TributeVietnam Veterans MemorialWashington, D.C.
DMZ to Delta Dance benefiting VVA Chapter 227, Nov. 10, Rosslyn Holiday Inn, 1900 N. Ft. Meyer Dr., Arlington, VA, 8 p.m. to midnight.
This is the 19th annual dance, held this year in conjunction with the 25th Anniversary of The Wall. $30/person, cash bar, dancing, finger food, silent auction, 50/50 raffle, free parking, collectibles, and vets camaraderie. Pre-dance warm-up at 7 p.m. with cash bar/finger food in hotel’s Dogwood Room. Hosted by VVA Chapter 227, Dean K. Phillips Memorial Chapter, P.O. Box 5653, Arlington, VA 22205; 703- 912-1681. Contact: Jim Hewitt, 571-221-5565; chewitth@aol.com or visit website at http://www.vva227.org/dmzdance.html
Chapter 958 Dinner DanceNovember 9 7-11 pm$50/personNDW Catering and Conference Center1454 Parsons Ave., SEWashington Navy Yard, DC 20374For more info call Thomas Kent at 202-391-2151
The Reading of the Names at The WallNov 7 through Nov 10for more info on this event and how you can sign up to read names go to:http://www.vvmf.org/index.cfm?SectionID=582
November 11 Annual Veterans Day Observance at The Wall – 1pmVietnam Veterans MemorialWashington, D.C.

2007/09/25

Dien Hanh Tai Washington D.C.

Danh Sach Diễn Hành Kỹ Niệm 25 năm Vietnam Memorial Washington D.C. NOV 10th 2007

1.- Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn VNCH
2.- Hội Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vùng HTĐ.
3.- Hội Cảnh Sát Quốc Gia vùng HTĐ
4.- Hội Thiết Giáp vùng HTĐ
5.- Quân Đoàn IV
6.- Hội Thủ Đức vùng HTĐ
7.- Hội Thủy Quân Lục Chiến vùng HTĐ
8.- Hội Nữ Quân Nhân vùng HTĐ
9.- Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải
10.- Tổng Hội Không Lực
11.- Đơn Vị 101
12.- Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia
13.- Trung Tâm Trung Bắc
14.- Hội Cựu Quân Nhân Toronto, Canada.
15.- Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long vùng Đông Bắc Hoa Kỳ
16.- Tổng Hội CSV Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
17.- Liên Hôi Quân, Cán Chính Hawaii
18.- Liên Đoàn Lê Văn Hưng – Toronto, Canada (Hậu Duệ QLVNCH)
19.- Sư Đoàn 18 Bộ Binh
20.- Chiến Hữu Nguyễn Tường Thươc – New Jersey (Mang theo xe phóng thanh)
21.- Cộng Đồng người Việt thành phố New York, gồm 12 người với CH. Nguyễn Đình Tín ( em Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo ) là Trưởng đoàn.
22.- Cộng đồng người Việt thành phố Syracuse, NY
23.- TTCS VNCH Hải Ngoại Trung Tâm Điều Hợp Tây Bắc HK.
24.- Niên Trưởng G.S Nguyễn Xuân Vinh – BS. Phạm Đức Vượng
25.- Hội Ái Hữu NQN Bắc California
26.- Chiến Hữu Nguyễn Trung Châu và BCH Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị.
27.- Tổng Hội Thiếu Sinh Quân Hải Ngoại
28.- Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Louisiana
29.- Tổng Hội Thủ Đức – CH Ngô Viết Quyền
30.- Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Philadelphia
31.- Hội Cựu Quân Nhân Ontario, Canada
32.- Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến
33.- Tổng Hội Quân Cảnh
34.- Tổng Hội Nha Kỷ Thuật
35.- Hội Quân Trường Đồng Đế - Nha Trang
36.- Niên Trưởng Lê Minh Đảo SĐ.18 cùng Quân Kỳ sẽ về tham dự Diễn hành.
37.- Cộng Đồng người Việt Florida.
38.- Hội Ái Hữu Không Quân Đông Bắc Hoa Kỳ
39.- Hội Hải Quân Hàng Hải Đông Bắc Hoa Kỳ
40.- Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Kansas City, Missouri (MO)
41.- Liên Hội Chiến Sĩ VNCH Pennsylvania (PA) và New Jersey (NJ)


UNIT HOA KY MARCHING IN THE PARADE
1-101st Airborne Division
2-101st Airborne Division Association
3-106th Rescue Wing of NY
4-12th Cavalry Regimental Association
5-199th light Infantry Brigade of PA
6-1st Aviation Brigade
7-1st Aviation Brigade Of Maryland
8-1st. Signal Brigade Association
9-25th infantry Division Association
10-2nd Battalion 9th Marines Network
11-5th Battalion 7th Cavalry Association
12-71st Evacuation Hospital of NY
13-84th Engineer Battalion Construction Reunion Group
14-Agent Orange Diabetic Victims
15-America Legion Post 183, Association of VVA
16-American Legion Post 404 of Maine
17-Amphibious Construction Battalion One, Western Pacific Detachment
18-Army Special Services Reunion Committee
19-B & PO ELKS -GER Ambassadors of NY
20-Bedford County Vietnam Veteran Association
21-Bergen County American Legion of NJ
22-Beverly Vietnam veterans Post #1 of Maine
23Caribou Vet Center
24-Charlie Co.5th/ 60th 9th Inf. Division. +1st /16th 1st Infantry division.
25-Coast Guard Vietnam Veterans
26-Copiague High School Band
27-Delaware Valley Vietnam Veteran
28-Freedom Flight Inc.
29-Fremont James Burke Chap.87 Of VVA
30-Gold Star Wives of America, Inc.
31-Haspel-Staab VFW Post 551of NY
32-Inshore Undersea Warfare Group 1, Veterans Organization
33-Jewish War Veterans Dept.
34-Kelly Oster School of Irish Dance
35-Maine State Council VVA
36-Maryland State Council, VVA
37-Miami Valley Chapter 97 VVA of Ohio
38-Michael J. Novosel MOH Capital Chapter 542
39-Military Order of Purple Hearts Chapter 635 of NC
40-Mobile Riverine Force Association 9th Infantry Division Vietnam
41-Moore Country Chapter 966, VVA
42-N.H State Council VVA Chapter 41 & 992
43-National Association of America Veterans, Inc.
44-National Dusters Quads + Searchlights Association Khe Sanh Veterans
45-North Marion High School
46-Office of Veteran Affairs of New Jersey
47-Pickerington Central Marching Tigers
48-Red Cross Donut Dollies
49-Republic Of Vietnam Veterans Association Coalition Of Washington, DC And Vicinity
50-River Valley HS Band
51-Rolling Thunder Inc. Virginia Chapter 3
52-Rolling Thunder National
53-Rolling Thunder, Inc, Chapter 1 of NY
54-Rolling Thunder, Inc, Chapter 3, of Virginia
55-Scottish American military society
56-Sons and Daughters in Touch (They were our fathers)
57-Tunkhannock High School
58-Veterans Affairs of New Jersey
59-Veterans Against Drugs
60-Veterans Express
61-Veterans of Foreign Wars Post 10127 FL
62-Veterans Of Foreign Wars Post 1384
63-VFW POST 3272 Avon CT.
64-VFW POST 6198 of NY
65-VFW Post 8208
66-Viet Now of IL
67-Vietnam Security Police Association (USAF)
68-Vietnam Veterans For The Community
69-VVA Arizona state council
70-VVA Bergen County Chapter 800 (Color Guard)
71-VVA Chapter 103 Central New York
72-VVA Chapter 109 Jackson Michigan
73-VVA Chapter 11 Long Island New York
74-VVA Chapter 118 Bronx New York
75-VVA Chapter 12 of New Jersey
76-VVA Chapter 120 of Connecticut
77-VVA Chapter 126 New York City New York
78-VVA Chapter 140 of New York
79-VVA Chapter 17 of Nevada
80-VVA Chapter 172 of Maryland ( Color Guard)
81-VVA Chapter 172 of MD
82-VVA Chapter 193 Leroy New York
83-VVA Chapter 20 Rochester New York
84-VVA Chapter 203 of Tennessee
85-VVA Chapter 209 of Chicago
86-VVA Chapter 23 of Florida
87-VVA Chapter 268 Lockport New York
88-VVA Chapter 296 Ft Drum New York
89-VVA Chapter 304 of MD
90-VVA Chapter 32 of New York
91-VVA Chapter 327 of New Jersey
92-VVA Chapter 333 New York City New York
93-VVA Chapter 343 San Jacinto
94-VVA Chapter 377
95-VVA Chapter 421of New York
96-VVA Chapter 451 of Baltimore
97-VVA Chapter 459 Owego New York
98-VVA Chapter 480
99-VVA Chapter 49 Westchester New York
100-VVA Chapter 511 of Alabama
101-VVA Chapter 53 South bay Redondo Beach of California
102-VVA Chapter 537 Newburgh New York
103-VVA Chapter 541 Carmel New York
104-VVA Chapter 547 Marine County of California
105-VVA Chapter 588 of MD
106-VVA Chapter 60
107-VVA Chapter 62 of Minnesota
108-VVA Chapter 624 of MD
109-VVA Chapter 641 of MD
110-VVA Chapter 648 of Maryland
111-VVA Chapter 67, Delaware County
112-VVA Chapter 681 Niagara Falls Of New York
113-VVA Chapter 704 King Ferry New York
114-VVA Chapter 708 Rome New York
115-VVA Chapter 712 of MD
116-VVA Chapter 72 Brooklyn New York
117-VVA Chapter 722 of MD
118-VVA Chapter 73 of MI
119-VVA Chapter 767 of WI
120-VVA Chapter 77 Tonawanda New York
121-VVA Chapter 772 of Georgia
122-VVA Chapter 79 Lake George New York
123-VVA Chapter 8 Green Island New York
124-VVA Chapter 803
125-VVA Chapter 807
126-VVA Chapter 817
127-VVA Chapter 82 of New York
128-VVA Chapter 823
129-VVA Chapter 827
130-VVA Chapter 85
131-VVA Chapter 865 New York
132-VVA Chapter 896 Endicott New York
133-VVA Chapter 917 Cupp/Versace of VA
134-VVA Chapter 925 Grand Stand Chapter of South Carolina
135-VVA Chapter 932 of Texas
136-VVA Chapter 944 Utica New York
137-VVA Chapter 965 of MD
138-VVA Chapter 978 Frewsburg New York
139-VVA Massachusetts State Council
140-VVA New York State Council
141-VVA State Council of North Dakota
142-Washington Area Collectors of Military Vehicles/Blue & Gary Military Vehicle Trust
143-Washington County Veterans Service Agency of NY


Total # Veterans served in the VN WAR 8,184,654
Vietnam Vets ( Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ Tham Chiến Tại Việt Nam )


Alabama 104,244 , Alaska 31,044, Arizona 144,728 , Arkansas 78,865 ,California 951,588 , Colorado 154,208 , Connecticut 96,106 , Delaware 23,988 , Florida 466,274 ,Georgia 243,947Hawaii 41,860 , Idaho 36,994 , Illinois 321,959 , Indiana 179,080, Iowa 87,270, Kansas 87,084Kentucky 115,854, Louisiana 124,824, Maine 49,491, Maryland 175,577, Massachusetts166,251, Michigan 290,593, Minnesota 149,766, Mississippi 67,325, Missouri 180,474, Montana32,689, Nebraska 53,054, Nevada 60,825, New Hampshire 45,531, New Jersey 198,956,New Mexico 61,136, New York 413,404, North Carolina 228,364, North Dakota 20,067,Ohio 353,871, Oklahoma 123,172, Oregon 122,692, Pennsylvania 366,757, Rhode Island 30,566,South Carolina 128,420, South Dakota 21,599, Tennessee 67,187, Texas 594,705, Utah 45,699Vermont 19,542, Virginia 264,902, Washington 232,426, West Virginia 59,413, Wisconsin 150,690, Wyoming 15,384.

Statistic of the Vietnam War
Strength:

RVN and US ~1,200,000 (1968)
NORTH VIETNAMESE ~520,000 (1968)

CasualtiesSouth Vietnamdead: ~250,000 wounded: ~1,170,000
U.S.dead: 58,292, missing, wounded: 305,000[2]
South Koreadead: 4,900 wounded: 11,000
Australiadead: 520 wounded: 2,400*
New Zealanddead:37 wounded: 187

Total dead: ~314,000
Total wounded: ~1,490,000

North Vietnam and NLFdead and missing: ~1,100,000[12][13] [14][15]
wounded: ~600,000+[16]
People's Republic of Chinadead: 1,446wounded: 4,200
Total dead: ~1,101,000
Total wounded: ~604,000+
Vietnamese civilian dead: 2,000,000–5,100,000*
Cambodian civilian dead: ~700,000*
Laotian civilian dead: ~50,000*

Diễn Hành Tết Westminster, California


2007/09/22

Huy Chuong Theo Thu Tu

2007/09/21

Th/ Tuong Nguyen Vinh Nghi



DAC SAN DONG DE SO 6

2007/09/20

Trực Thăng Vận PICTURE


Dưới Bóng Quân Kỳ Bài Viết

Dưới Bóng Quân Kỳ

Đỗ Văn Phúc

Si Vis Pacem, Para Bellum

Lịch sử Việt Nam là một lịch sử chiến đấu không ngừng nghỉ. Dân tộc Việt Nam hiền hòa nhưng ở vào một tình thế bất khả kháng, dã trở thành một dân tộc thiện chiến trong suốt quá trình lịch sử kể từ khi vua Hùng lập quốc cho đến nay. Có thế mới bảo lưu được nòi giống và nền văn hóa độc đáo của mình qua bốn ngàn năm thăng trầm.
Nhìn vào bản đồ khu vực Nam Á Châu, Việt nam ta ở vào một vị trí dặc biệt thuận tiện vừa về mặt kinh tế, vừa về mặt chiến lược. Theo quan điểm chiến lược cổ truyền, Việt Nam là cửa ngõ của vùng Ðông Nam Á, là ngã tư giao thương quốc tế. Trên mảnh đất hình chữ S, có một dân tộc cần cù, thông minh, và một nguồn tài nguyên thiên nhiên hiếm có. Việt nam trở thành mục tiêu cho bao thế lực bành trướng đế quốc, thực dân từ muôn đời nay. Lịch sử có lúc thăng lúc trầm, dân tộc có lúc thành, lúc bại, nhưng để giữ gìn một nòi giống với nền văn hóa cổ truyền độc đáo của mình, tổ tiên chúng ta đã phải đổ bao nhiêu xương máu cho trang sử của chúng ta còn tiếp nối đến ngày nay. Hình ảnh người Lính Việt Nam luôn sáng ngời trên từng trang, từng hàng chữ của cuốn sử dày bốn ngàn năm, cũng như bàng bạc trong văn chương bình dân và văn chương bác học.
Ði ngược dòng thời gian, từ khi vua Hoàng đế chiến thắng các bộ lạc miền Hoa Nam, thiết lập nên một nhà nước Trung Hoa đầu tiên ở địa bàn sông Dương tử. Hai trong số hàng trăm bộ lạc Việt: Âu-Việt và Lạc-Việt đã phải di cư xuống phương nam, kết hợp và lập thành nước Âu-Lạc với triều đại Hồng Bàng kéo dài mười tám đời Vua. Trong suốt gần hai ngàn năm huyền sử này, dĩ nhiên tổ tiên ta phải cật lực chiến dấu để sống còn trước cơn lốc chiến tranh của các bộ lạc trong giai đoạn tan và hợp để tạo nên những quốc gia đầu tiên trong lịch sử loài người với những định chế chính trị xã hội văn minh dần lên. Quân đội thời Hùng vương đặt dưới quyền chỉ huy của vị Lạc tướng (hay còn gọi là Hùng Tướng). Lịch sử không để lại cho chúng ta điều gì cụ thể hơn, vì thời này chúng ta chưa có sử ký. Mọi biến cố đều căn cứ trên sách sử Trung hoa mà dĩ nhiên rất sơ sài và hiếm hoi. Hàng ngàn năm các triều đại Trung hoa bận rộn với các cuộc nội chiến nên ít dòm ngó xuống phương nam xa lắc xa lơ. Mãi đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung hoa, lập nên một nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh, Việt Nam bắt đầu thấy hiểm họa Bắc phương. Lịch sử chiến tranh Việt nam có thể coi như bắt đầu bằng cuộc chiến giữa Thục An Dương Vương và Triệu Ðà, một tùy tướng của Ðồ Thư được lệnh nhà Tần chinh phục phương Nam. Chuyện chiếc nõ thần là bài học về tình báo đầu tiên lồng trong bối cảnh của một thiên tình sử lãng mạn của đôi trai gái địch thù Trọng Thủy Mỵ Châu.
Ðến đời nhà Hán, hai vị anh thư Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên khởi nghĩa chống sự đô hộ tàn bào của Thái thú Tô Ðịnh. Hai bà Trưng vốn dòng dõi nhà Lạc Tướng, vì nợ nước, thù chồng dã hiên ngang quật khởi đánh đổ ách thống trị ngoại bang. Hai bà đã lập nên vương quyền, tuyên xưng độc lập năm 43 trước Tây lịch. Kế đó là bà Triệu thị Trinh (Triệu Ẩu) nổi dậy chống lại nhà Ðông Ngô. Bà đã nói một câu đầy hùng khí :”Ta thà cởi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chú không thèm bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người ta”
Liên tiếp trong gần một ngàn năm đô hộ của Trung Hoa, dân tộc ta đã sản sinh nhiều vị anh hùng như Phùng Hưng, Mai Hắc Ðế, Dạ Trạch Vương... Năm 937, Tướng Ngô Quyền dành lại độc lập toàn vẹn cho Tổ quốc, mở đầu một thời kỳ tự chủ lâu dài, Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường, có uy tín trong vùng, bắt đầu thời kỳ xây dựng một nền văn hóa riêng biệt. Ðinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn xuất thân từ binh nghiệp mà dựng vương quyền. Ðại Tướng Lý Thường Kiệt, nhân nội tình Trung hoa đang phân hoá vì áp dụng luật pháp khắt khe của Vương An Thạch, ngài đem quân đánh sâu vào lãnh thổ hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, gây áp lực với triều đình nhà Tống. Quân Việt đánh đâu thắng đó, và được dân chúng địa phương hết lòng ủng hộ. Từ đó cho đến cho cả trăm năm kế đó, Trung Hoa chẳng dám dòm ngó gì nữa. Những trang quân sử chói lọi nhất vẫn là trang sử ba lần đánh thắng quân Nguyên. Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) vào thế kỷ 12, dấy lên từ thảo nguyên Mông cổ, đã chinh phục hầu hết đất đai trên địa cầu, từ đông sang tây, Á sang Âu. Vó ngựa ông dẫm nát các thành trì đế quốc Hồi giáo khi đó rất hùng cường. Ðến Ba lan, vua Ba lan phải kéo quần thần ra trước cổng thành quỳ xuống xin hàng; đến Nga, san bằng Mạc tư khoa trong nháy mắt. Trước khi qua đời, Gengis Khan dặn con cháu bành trướng thế lực cho đến tận nơi nào mà vó ngựa quân Mông cổ còn đến được. Gần như toàn thể thế giới đều chịu khuất phục trước sức mạnh của họ. Con và cháu ông, Ogedai (Oa Khoát Ðài) và Mongke (Mông Kha) diệt nhà Tống, chiếm được Trung hoa, lập nên triều đại nhà Nguyên kéo dài hàng trăm năm. Trước khi chiếm được Trung nguyên, và cũng sau khi đã lập nên đế quốc Nguyên rộng lớn, họ nhiều lần nhòm ngó tới Việt Nam, nhưng đành dừng lại trước sức đề kháng mãnh liệt của quân dân ta. Trong những trận đánh lớn nhỏ, dân tộc ta đã thách thức sức mạnh Mông cổ và đã chiến thắng oanh liệt. Thái tử nhà Nguyên là Thoát Hoan phải chui vào trốn trong một ống đồng để thoát về Tàu. Toa đô, Ô Mã Nhi và nhiều tướng Mông Cổ phơi thây trên các chiến trường đẫm máu Chương Dương, Kiếp Bạc, sông Hàm tử và nhất là sông Bạch Ðằng, nơi xóa tan giấc mộng xâm lăng của giặc Nguyên. Chúng ta có một nhà quân sự lỗi lạc vừa là một nhà chiến tranh chính trị xuất chúng : Ðức Ðại Vương Trần Hưng Ðạo (Hải Quân VN chọn ngài làm Thánh Tổ). Ngài để lại cho hậu thế bộ Binh Thư Yếu Lược để huấn luyện Tướng sĩ, bài Hịch Tướng sĩ như một bản Tuyên cáo dõng dạc của Tổ Quốc hồi nguy biến, kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết hy sinh dể chiến đấu bảo vệ giang sơn. Ngài đã viết :”Các người ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn; làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường thiết yến sứ ngụy mà không biết căm...” Lời khích quân của ngài có sức mạnh vĩ đại thôi thúc quân sĩ hết lòng chiến đấu. Quân ta liên tiếp thắng lớn trên các chiến trường. Ðặc biệt, trận chiến sông Bạch Ðằng có thể so với trận Xích Bích thời Tam quốc -- nơi quân Ngô trói chặt chiến thuyền của quân Tào mà đốt sạch. Trần Hưng Ðạo, không kém gì Khổng Minh, đã cho quân vót sẵn chông có bọc sắt, cắm giữa dòng sông rồi dụ cho chiến thuyền quân Nguyên đến. Khi nước thủy triều rút xuống, tàu giặc bị cọc sắt đâm thủng, quân ta dùng thuyền nhẹ mà tiêu diệt gọn. Tướng tài của địch là Ô Mã Nhi bị giết trong trận này. Sau này trong dân gian có câu: “Ðằng Giang tự cổ huyết do hồng” để luôn nhắc nhở chiến công hiển hách đó. Nhà Trần ý thức tầm quan trọng của binh bị, nên đã lập ra Giảng Võ đường, là trường Sĩ quan đầu tiên của Quân đội Việt nam. Vua cho mở khoa thi Tiến sĩ Võ để chọn nhân tài song song với khoa thi chọn văn quan. Anh hùng thời nhà Trần nhiều như sao trên bầu trời đêm : người bán than Trần Khánh Dư, người đan sọt Phạm Ngũ Lão, cậu thiếu niên Trần Quốc Toản ,người nhái Yết Kiêu, Dã Tượng, can đảm tỉnh táo trên đất thù như Trần Nhật Duật, bất khuất trong tay giặc như Trần Bình Trọng với câu nói để đời “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Hàng trăm năm sau, dân tộc lại sinh sản anh hùng áo vải đất Lam Sơn : Bình Ðịnh Vương Lê Lợi và nhà chính trị thiên tài Nguyễn Trãi (Lê Lợi được chọn làm Thánh tổ của Ðịa phương quân/ Nghĩa Quân, Nguyễn Trãi của ngành Chiến Tranh Chính Trị). Nguyễn Trãi đã phò tá Lê Lợi trong mười năm gian khổ, tiến hành chiến tranh du kích đến thắng lợi dành lại độc lập từ tay quân nhà Minh. Cùng thời với nhà chinh phục lỗi lạc Napoleon bên Pháp, chúng ta có anh hùng thiên tài Quang Trung Nguyễn Huệ, so sánh giữa hai người, có nhiều điểm tương đồng. Vua Quang Trung chỉ trong một thời gian ngắn, dẹp tan cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn, diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút, thần tốc tiến quân ra Bắc và trong ba ngày Tết Kỷ Dậu, đã đánh tan tành hai chục vạn quân Thanh xâm lược. Ngài giữ đúng lời hứa với quân sĩ là sẽ ăn Tết trong thành Thăng Long. Ngài là vị tướng luôn ở đầu lằn tên mũi đạn trong cuộc xung phong phá thành lũy quân thù. Vua Quang Trung ôm ấp một hoài bão lớn: đó là lấy lại đất cũ của tổ tiên. Nếu ngài không sớm qua đời, bản đồ Việt nam ngày nay đã kéo dài đến hai tỉnh Quảng Ðông Quảng Tây. Quân đội của Lê Lợi giỏi đánh du kích, thì Quân đội Tây Sơn thiện chiến về trận địa chiến, tốc chiến tốc thắng. Lần đầu tiên trong quân sử, Nguyễn Huệ đã áp dụng tổ chức tam tam chế trong điều động binh sĩ, tổ chức tiếp vận một cách khoa học, chu đáo và tinh vi dể bảo đảm cho một đạo quân lớn trên suốt hành trình dọc theo chiều dài đất nước.
Triều đại nhà Nguyễn không có võ công xuất sắc, trong khi nền văn minh các nước phương Tây đã đạt đến trình độ cơ giới cao. Quân Nguyễn thiếu thực tế chiến trường một thời gian dài, và trang bị quá thô sơ, nên đất nước lại lần nữa rơi vào vòng đô hộ của ngoại bang. Hiệp ước Giáp Thân 1884 dánh dấu sự mất chủ quyền của dân tộc vào tay thực dân Pháp. Nhưng không thời nào dân tộc ta không có những anh hùng hào kiệt. Tướng Trương Minh Giảng bình định miền Nam, mở rộng bản đồ Việt Nam cho đến mũi Cà Mâu, ảnh hưởng bao trùm lên cả Cao miên. Thời Vua Minh Mạng, bản đồ Việt Nam gồm cả toàn xứ Ðông Ðương. Ai Lao, Cao miên trở thành chư hầu của ta, hàng năm triều cống. Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta có Vua Hàm Nghi, Vua Duy Tân, cha con Ðại Tướng Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Lâm, tướng Hoàng Diệu, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Ðội Cấn, bà Ðặng thị Nhu, anh hùng Sa Ðiện Phạm Hồng Thái... Nhân dân ta không hề có một ngày ngưng cuộc chiến đấu, từ Nam ra Bắc, miền cao nguyên hay nơi đồng bằng. Và cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân đánh đuổi thực dân đã bị bọn Cộng sản Hồ chí Minh cướp công trên tay bao chiến sĩ Quốc Gia.
Cộng sản và Thực dân câu kết ký Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, quân kháng chiến miền Nam (chưa hề biết gì về Cộng sản) lầm lạc tập kết ra Bắc chịu sự chi phối của bọn Cộng sản. Miền Nam xây dựng chế độ Dân chủ kiểu Tây phương. Ðiều không tránh được là phải xây dựng Quân đội Quốc gia trên cơ sở Quân đội do Pháp và Triều đình Huế để lại. Ðây là một yếu điểm, quân đội Việt Nam Cộng hoà sơ khởi gồm nhiều thành phần phức tạp: một phần là các đơn vị Việt nam trong Quân đội Liên Hiệp Pháp có tính chất chánh qui, một phần là các đơn vị Việt binh đoàn, Bảo chính đoàn của Triều đình Huế ít khả năng chiến đấu. Tướng lãnh thì không có, phải dùng các sĩ quan cấp tá, úy của quân đội liên hiệp Pháp, cho thăng vượt cấp để nắm các chức vụ then chốt. Ðầu tiên gọi là Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam sau đổi thành Quân Ðội Việt nam Cộng Hòa, sau đó lại đổi thành Quân Lực VNCH. Ban sơ với vài đơn vị Bộ binh cấp Tiểu đoàn, Liên đoàn, Quân đội ta tiến đến thành lập các sư đoàn khinh chiến, dã chiến, các đơn vị Nhảy dù, Trọng pháo, các đơn vị Hải Quân, Không quân với trang bị do Pháp để lại và viện trợ quân sự Hoa kỳ thông qua phái bộ MAC-V (Military Assistance Command- Vietnam). Trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, Liên trường Võ khoa Thủ Ðức, nơi đào tạo Sĩ quan có đầy đủ kiến thức quân sự tài ba cho Quân đội. Sau này hai trường trên đổi tên là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trường Bộ Binh. Quân đội ta đã dần dần trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống Cộng và trở thành hùng mạnh nhất vào thời kỳ những cuối thập niên 60, 70. Mười một sư đoàn Bộ binh, hai sư đoàn Dù và Thủy quân Lục chiến, hàng chục liên đoàn Biệt động quân được trang bị hùng hậu là những mũi lao thép trên 4 vùng chiến thuật. Lực lượng Ðặc biệt, mà dân ta thường quen với tên gọi Biệt kích dù là quân chủng tinh nhuệ nhất, hoạt động âm thầm trong lòng địch. Những đơn vị Ðịa phương quân, từ các tỉnh đoàn Bảo an bán chính quy, được sáp nhập vào quân lực đảm trách an ninh diện địa. Hình ảnh người lính Cộng Hòa thân yêu, gần gủi với đồng bào qua những chiến dịch bình định nông thôn, là đề tài cho bao trang sách báo, phim ảnh, ca nhạc. Lớp sĩ quan trẻ đào tạo trong thời Cộng hoà có tư cách, bản lãnh, có tài ba dần dần thay thế lớp người cũ ở các địa vị trung cấp. Cuộc chiến tranh mang màu sắc ý thức hệ không thể thiếu bóng dáng người sĩ quan chính trị để động viên tinh thần chiến đấu anh em quân nhân. Năm 1966, trường Ðại học Chiến tranh Chính trị được thành lập để đào tạo sĩ quan hiện dịch đảm trách công tác tư tưởng trong quân đội. Từ những toán nữ Trợ tá Xã hội, đoàn Nữ quân nhân được thành lập, đảm trách các công vụ trong ngành Xã hội, Truyền tin, Quân Y. Các trường Không quân, Hải quân được cải tổ, trang bị lại tối tân theo đà phát triển quân lực, huấn luyện những sĩ quan phi hành, hoa tiêu trên các loại phi cơ tối tân hay trên những chiến hạm lớn. Hải quân ta có những khu trục hạm, hộ tống hạm, hải vận hạm, có trọng tải lớn, đứng ở hàng thứ năm trên thế giới; Không quân có những chiến đấu cơ siêu thanh, vận tải cơ khổng lồ, có lực lượng trực thăng hàng ngàn chiếc cũng đứng vào hàng thứ sáu trên thế giới. Ðó là hai quân chủng hùng hậu yểm trợ đắc lực cho các đơn vị bộ chiến. Trận phản công tết Mậu thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa năm 1968 là một minh chứng cụ thể cho sự lớn mạnh và thiện chiến của quân ta. Trong một thời gian ngắn, từ lúng túng - bất ngờ vì cộng quân vi phạm lệnh hưu chiến ngày xuân - quân ta dần dần lấy lại thế chủ động, đẩy dồn Bắc quân vào những lò sát sinh, diệt hàng ngàn tên phơi thây xung quanh cổ thành Quảng trị, cố đô Huế và hàng chục thị xã miền Nam, cho chúng được thỏa mãn nguyện vọng “sinh Bắc tử Nam”. Toàn bộ quân Việt cộng (cả điạ phương lẫn du kích) và hạ tầng cơ sở của bọn Mặt trận Giải phóng bị lộ diện và tiêu diệt sạch. Về sau Hà nội đưa cán bộ miền bắc và hàng sư đoàn chính quy vào thay thế. Hình ảnh người lính chiến Cộng hoà vừa oai hùng, vừa hào hoa, là lý tưởng thời đại của bao thanh niên mới lớn, là ước mơ thầm kín của các thiếu nữ đang xuân. Từ đây, người anh hùng không phải chỉ là những vị tướng quân, mà là anh hạ sĩ can trường trên đồi máu Charlie, người pháo thủ binh nhì nơi mặt trận An lộc., hoặc anh nghĩa quân âm thầm ngày đêm canh gác cho đồng bào nông thôn được yên ổn cấy cày. Các thế hệ thanh niên ưu tú miền Nam nối nhau lên đường tòng quân làm nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc. Chiến trường càng khốc liệt càng thôi thúc bao tâm hồn đầy nhiệt huyết lên đường diệt công giữ quê. Những khoá sĩ quan Ðalat ra trường ai cũng nô nức dành chọn những đơn vị chiến đấu : Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động, Lực lượng Ðặc biệt. Lá cờ vàng ba sọc đỏ mà thanh niên miền Nam quyết tâm bảo vệ đã tung bay ngạo nghễ trên cổ thành Quảng trị, Huế, trên các đồi núi trùng điệp cao nguyên Trung phần, trên làng mạc thân yêu đồng bằng sông Cửu long xác nhận uy quyền quốc gia trên toàn lãnh thổ. Cũng lá cờ vàng đã gói trọn thân xác bao anh hùng để đưa vào lòng đất mẹ. Nếu quốc kỳ Việt cộng kêu gọi máu xương và thù hận :”đường vinh quang xây xác quân thù... “, thì quốc kỳ VNCH kêu gọi “vì tương lai núi sông, cùng xông pha khói tên... Thù nuớc lấy máu đào đem báo...” Một bên kêu gào chém giết cho quyền lợi riêng của giai cấp mình, một bên kêu gọi hy sinh cho tổ quốc, dân tộc, ai chính nghĩa hơn ai?
Quân lực VNCH không những anh hùng nơi trận tuyến, mà còn đảm đang nơi hậu phương, đã đóng góp xây dựng nông thôn, đem ánh sáng tự do về tận miền xa xôi của đất nước. Quân lực ta không chỉ anh hùng khi còn chiến đấu với vũ khí trong tay, mà còn bất khuất can trường khi thất thế. Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai và hàng trăm chiến sĩ vô danh khác đã tìm cho mình cái chết vinh quang không để lọt vào tay giặc. Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn khi bị cộng sản đưa ra pháp trường đã yêu cầu: “Ðừng bịt mắt tôi, để tôi còn được thấy đồng bào tôi trước khi chết.” Trong các trại tù cải tạo, anh em quân nhân VNCH các cấp đã ngoan cường, bất khuất, công khai hoặc âm thầm chống đối cho dù có bị tra tấn, khủng bố triền miên. Thử nghĩ, bọn cán binh Cộng sản bị ta bắt trong chiến tranh có bất khuất cũng chẳng có gì lạ, vì chúng được bảo vệ bởi Công ước Geneve về tù binh, và chúng biết VNCH tôn trọng luật pháp quốc tế, bên cạnh còn có sự giám sát của các nước. Chúng lại có niềm hy vọng lớn lao vì cuộc chiến còn tiếp diễn. Chúng còn hậu phương, còn miền Bắc và các nước phe cộng sản yểm trợ. Ngược lại, anh em quân nhân VNCH có gì sau 1975? Không chính phủ lưu vong, không phong trào kháng chiến bên ngoài để hậu thuẫn; Ðồng minh thì bỏ rơi, thế giới thì quay lưng. Họ chỉ còn khí tiết của người chiến sĩ, còn lý tưởng tự do mà tự bảo vệ thanh danh, còn gương Trần Bình Trọng phải noi theo mà thôi.
Cộng sản đã thất bại không tẩy não được các anh, không làm cho các anh khuất phục dù đã ra sức đàn áp dã man. Năm năm, mười năm, càng lâu càng nuôi ý chí căm thù. Không ngày nào trong các trại giam mà thiếu những hoạt động chống đối, khi âm thầm, khi bùng nổ công khai. Anh em ta đã đoàn kết thương yêu, đùm bọc giúp nhau giữ vững lập trường quốc gia.
Kỷ niệm ngày Quân lực năm nay, nhớ lại 30 năm trước, sau khi quân đội làm cách mạng lật đổ chế độ gia đình trị của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, đất nuớc đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Cộng sản thì tăng cường quân đội, vũ khí đe doạ an ninh lãnh thổ, bên trong các chính phủ dân sự nối tiếp nhau cầm quyền nhưng không đáp ứng được nhu cầu tình thế phức tạp. Quân đội phải đứng ra đảm đương trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia.
Quân đội ta trưởng thành nhanh chóng trong giai đoạn này. Chỉ sau vài năm, quân ta làm chủ các chiến trường đẩy cộng quân chạy qua bên kia biên giới Việt Miên để ẩn náu. Ngoài Bắc, Hà nội tưởng sắp treo cờ hàng vì không chịu nổi bom đạn của Hoa kỳ.
Thế nhưng, Hoa Kỳ, vì quyền lợi của mình trên chính trường thế giới đã ngầm thỏa hiệp với Nga Sô (Hội nghị thượng đỉnh giữa Richard Nixon và Brejnev tại Vladivostok cuối năm 1973), bán đứng VNCH cho khối cộng để đổi lấy vùng dầu lửa Trung Ðông. Bên trong, thì tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu quay ra đàn áp đối lập và che chở cho một hệ thống tham nhũng làm suy yếu tiềm năng chiến đấu của quân đội, mất niềm tin nơi dân chúng. Những quyết định quân sự sai lạc đã làm anh em chiến sĩ tức tưởi. Ðang tiến công vũ bão thì bị gọi dừng quân (sông Thạch Hãn, Quảng trị 1972), phi pháo Hoa kỳ thì từ chối yểm trợ khi một trung đoàn ta bị ba sư đoàn Việt cộng bao vây (trận Snuol), tình báo Mỹ cho tin sai lạc dẫn đến thất bại Hạ Lào, nghi vấn về cái chết tai nạn của Ðại tướng Ðỗ Cao Trí giữa lúc quân ta đang tiến công. Rất nhiều điều mà sử sách sau này sẽ phanh phui về một sự phản bội của đồng minh
Tuy Quân Lực VNCH không chu toàn nhiệm vụ bảo vệ miền Nam thân yêu, nhưng toàn dân miền Nam vẫn dành trọn vẹn lòng yêu thương, kính mến vô bờ với các chiến sĩ. Cả đồng bào miền Bắc, sau một thời gian tiếp xúc, đã phủ nhận sự tuyên truyền của Việt cộng về hình ảnh người chiến sĩ VNCH. Khi những đoàn tàu, xe chở anh em quân nhân miền Nam ra Bắc giam giữ, đến đâu, đồng bào cũng ném lên những món quà nhỏ và trao thầm những ánh mắt thương cảm chứ không biểu lộ hận thù như bọn Việt cộng thường xúi dục.
Chúng ta vẫn tự hào là ngưới chiến sĩ VNCH, chiến đấu vì lý tưởng tự do, chúng ta không chiến đấu cho một chế độ nào, cho một cá nhân, tập đoàn nào mà chiến đấu vì dân tộc. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù ở phương trời nào, những người trai lính cộng hoà vẫn giữ gìn phong cách, kiên định lập trường, nuôi dưỡng trong tim ý chí sắt đá, thề nguyền diệt cộng, quang phục quê hương, đưa giống nòi qua cơn trầm luân, trả lại cho nhân dân quyền sống làm người ấm no, hạnh phúc. Tuy không còn chiến đấu vũ lực, chúng ta vẫn phải là ngọn đuốc tiền phong trong cuộc đấu tranh trên bình diện văn hoá, tư tưởng cho đến ngày thắng lợi.

Born in 1946 in Quang Tri Province (Central of Vietnam).
Attended Nguyen Hoang HS from 1957 to 1964.
Graduated from ARVN Polwar College (1st Class, 1966-1969);
BA in Political Science (Valedictorian) from Van Hanh University,
Saigon; BS in Electrical Engineering from University of Texas at Austin,
MS in Engineering Management from National Technological University at Fort Collins, Colorado.


Military Career:

Interpreter, US Counter Terrorism Program

Polwar College

5th Infantry Division

2nd Air Division

Detained in Communist Concentration Camps

10 years from 1975-1985

Decorations:

1 Gallantry Cross with Palm

1 Gallantry Cross with Gold Star

1 Gallantry Cross with Silver Star

3 Gallantry Crosses with Bronze Star

Wounded Medal

Staff Medal 1st class

Medal for Campaigns Outside the Frontier.

Good Conduct Medal 5th Class

Civic Action Medal 1st Class

Service Medal 5th Class

Campaign Medal with 60- Device

2 Certificates of Commendation